search catalogue
catalogue

Documentation of the Malieng language, a Vietic language spoken in the Quảng Bình and Hà Tĩnh provinces of Vietnam

Landing page image for the collection "Documentation of the Malieng language, a Vietic language spoken in the Quảng Bình and Hà Tĩnh provinces of Vietnam"

Landing page image for the collection “Documentation of the Malieng language, a Vietic language spoken in the Quảng Bình and Hà Tĩnh provinces of Vietnam”. Names of people pictured: Bà Lâm, Ông Bình; Name of the photographer: Albert Badosa i Roldós; Date the image was taken: 2022-10-24; Location the image was taken: Bản Cáo, Lâm Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình, Việt Nam.; Short caption: Bà Lâm, the chief of the Cáo village, visits the receiving Ông Bình, the only Cáo villager who still partly lives in the the last location of the Cáo village before the current sedentarised location on the shore of the Giang river. Now only three houses remain, including Ông Bình’s traditional Malieng house, portrayed in the picture. This image represents the radical changes that forced sedentarisation in the 1990s represented for the Malieng people, the last remnants of the not-that-old semi-nomadic life in the forest. Click on image to access collection.

Language Malieng (ISO639-3:pkt)
Depositor Albert Badosa i Roldós
Affiliation Universitat de Barcelona / Université Sorbonne Nouvelle – Paris 3 / LACITO – CNRS
Location Vietnam
Collection ID 0625
Grant ID SG0609
Funding Body ELDP
Collection Status Collection online
Landing Page Handle http://hdl.handle.net/2196/c2e75c21-4831-4b84-9322-a6892ddffc3e

 

Summary of the collection

English: This deposit is the result of the linguistic and cultural documentation of the Malieng people, thanks to an ELDP small grant granted in 2019 and carried out in 2022. The data were collected in three different Malieng villages, two in Lâm Hoá commune (Quảng Bình province) and one in Hương Liên commune (Hà Tĩnh province). The deposit contains mainly elicitation sessions, procedural and narrative texts (some audio-recorded and some video-recorded) and also data on cultural practices (mostly video-recorded). The participants of the project are numerous, with one main participant for the elicitation sessions and two main participants for an extensive South-east Asian-adapted wordlist. All the sessions were designed by the researcher, with the exception of the documentation of the cultural practices, which was mainly suggested by community members, whom I enormously thank for their hospitality.

Tiếng Việt: Tóm tắt về bộ dữ liệu
Bộ dữ liệu này là kết quả của công trình tư liệu hoá ngôn ngữ và văn hoá của người Mã Liềng, dưới sự bảo trợ của ELDP vào năm 2019 và được thực hiện năm 2022. Dữ liệu được thu thập tại ba bản (làng) của người Mã Liềng, hai bản ở xã Lâm Hoá (tỉnh Quảng Bình) và một bản ở xã Hương Liên (tỉnh Hà Tĩnh). Bộ dữ liệu chủ yếu bao gồm các phiên trích vấn (elicitation), các văn bản mô tả quy trình và tường thuật (một số đoạn ghi âm và ghi hình), cũng như các dữ liệu về các tập quán văn hoá (chủ yếu là ghi hình). Có nhiều cộng tác viên tham gia vào dự án, với một cộng tác viên chính cho các phiên trích vấn và hai cộng tác viên chính cho bảng từ mô phỏng chuyên sâu cho các ngôn ngữ Đông Nam Á. Tất cả các phiên phỏng vấn đều do người nghiên cứu thiết kế, chỉ có công việc tư liệu hoá các tập quán văn hoá là ngoại lệ, được thiết kế chủ yếu dựa trên gợi ý của các thành viên trong cộng đồng, và tôi vô cùng biết ơn họ vì điều đó.

 

Group represented

English: The Malieng group is a Vietic group indigenous to the forests between Laos and Vietnam (actual provinces of Khammouane in Laos and Hà Tĩnh and Quảng Bình in Vietnam). Malieng (məlièŋ in Malieng, mã liềng in Vietnamese) is both the endonym and exonym for the group, meaning ‘person/people’ in Malieng. In Malieng both the people and the language can be also referred as məlièŋ mìɲ ‘our people/Language’ to disambiguate. They are also referred as Chứt as this is the ethnic group into which they are officially classified in Vietnam (one of the 54 recognised ethnic groups of the country) or as dân tộc or dân tộc thiểu số (simply ‘ethnic’ or ‘ethnic minority’, as non-Kinh people are commonly referred in Vietnam). The Malieng (as well as some other Vietic and non-Vietic ethnic minorities throughout all Western Vietnam) were forced around the 1990s to leave the forest and their semi-nomadic practices, their traditional habitat, and forced to settle down in half a dozen villages out of the forest, a radical change with enormous consequences.

Tiếng Việt: Nhóm tộc người được mô tả.
Nhóm Mã Liềng là một nhóm tộc người bản địa tại vùng rừng núi giữa Lào và Việt Nam (thực tế là các tỉnh Khammouane của Lào, và Hà Tĩnh, Quảng Bình của Việt Nam) có ngôn ngữ thuộc nhóm Vietic. Mã Liềng (məlièŋ trong tiếng Mã Liềng, maleng trong tiếng Anh) vừa là nội danh, vừa là ngoại danh của nhóm này, có nghĩa là “người/con người” trong tiếng Mã Liềng. Trong tiếng Mã Liềng, cả con người và ngôn ngữ đều có thể được gọi chung là məlièŋ mìɲ “người/tiếng Mã Liềng mình”. Họ cũng được gọi là Chứt, vì họ được xếp vào nhóm này trong danh sách phân loại chính thức ở Việt Nam (một trong 54 dân tộc thiểu số của quốc gia này), hoặc còn được gọi là dân tộc hoặc dân tộc thiểu số (như cách những tộc người không phải Kinh thường được gọi). Vào khoảng những năm 1990, người Mã Liềng (cũng như các dân tộc thiểu số khác thuộc hoặc không thuộc nhóm Vietic ở khắp vùng phía tây Việt Nam) đã buộc phải rời bỏ cuộc sống trong rừng – nơi cư ngụ truyền thống của họ – cùng với những tập quán bán du mục, để trở về định cư trong các bản làng bên ngoài rừng. Sự thay đổi triệt để này đã mang lại những hệ quả to lớn.

 

Special characteristics

English: This collection focuses on the documentation and discussion of cultural practices and the recent history of the Malieng people (mainly through procedural and narrative texts). Secondarily, the data have also been collected with a focus on phonology and tone (mainly through elicitation sessions).
The elicitation sessions and narratives have had a main protagonist, bà Lâm, the head of the Cáo village, who had the time for more organized and planned documentation sessions. The habitual lifestyle of the Malieng has naturally led the documentation of the cultural practices documentation towards spontaneous interactions and quotidian activities or some masterclasses of traditional practices, always with the researcher being the main interlocutor of the recordings. This cultural documentation has happened especially with the collaboration of ông Tuối, bà Tôn, ông Đê, bà Thìu and ông Việt, among others. I sincerely thank all of the aforementioned friends, as well as all the people who has participated, befriended, hosted or simply talked to me.
The reserved, prudent and sometimes shy reactions of the Malieng, partially consequence of their condition of ethnic minority in Vietnam and its implications (Taylor 2008, Engelbert 2016), have prevented, at least for now, to organize a collaborative documentation effort, which will still be pursued in future field campaigns.
References:
Engelbert, T. 2016. ‘Catholic Missionaries in the Indochinese Highlands: The First Period (1850-1893).’ Vietnam’s Ethnic and Religious Minorities. A Historical Perspective. Engelbert, T. (ed.) 2016. Frankfurt am Main: Peter Lang.
Taylor, P. 2008, ‘Minorities at Large: New Approaches to Minority Ethnicity in Vietnam’, in Minorities at Large: New Approaches to Minority Ethnicity in Vietnam, Philip Taylor (ed.), 3-43, Singapore: ISEAS Publishing.

Tiếng Việt: Những điểm đặc biệt.
Bộ dữ liệu này tập trung vào việc tư liệu hoá và thoả luận về tập quán văn hoá cũng như lịch sử gần đây của người Mã Liềng (chủ yếu là thông qua các văn bản mô tả quy trình và tường thuật). Tiếp đến, dữ liệu được thu thập chủ yếu tập trung vào vấn đề âm vị học và thanh điệu (chủ yếu qua các phiên trích vấn).
Các phiên trích vấn và tường thuật có một nhân vật chính là bà Lâm – trưởng bản Cáo, người có điều kiện thời gian để tham gia các phiên tư liệu hoá hoàn chỉnh và theo kế hoạch. Lối sống theo thói quen của người Mã Liềng đã dẫn dắt quá trình tư liệu hoá về tập quán văn hoá thông qua những cuộc giao lưu tự phát và các hoạt động thường ngày, hoặc những buổi học về các tập quán truyền thông, mà ở đó người nghiên cứu luôn là người đối thoại chính trong các bản ghi. Quá trình tư liệu hoá văn hoá diễn ra với sự hợp tác đặc biệt từ ông Tuối, bà Tôn, ông Đê, bà Thìu và ông Việt, cùng nhiều người khác. Tôi chân thành cảm ơn tất cả những người bạn kể trên, cũng như tất cả những người đã tham gia cùng tôi, kết bạn với tôi, cho tôi ở nhờ, hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện cùng tôi.
Trước mắt, thái độ dè dặt, thận trọng và thỉnh thoảng ngại ngùng của những người Mã Liềng, một phần bắt nguồn từ địa vị là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam cùng với ẩn ý về việc ấy (Taylor 2008, Engelbert 2016), đã gây cản trở tương đối cho nỗ lực thực hiện việc tư liệu hoá đòi hỏi sự hợp tác, mà sẽ vẫn tiếp tục được tiến hành trong những chuyến điền dã trong tương lai.
References:
Engelbert, T. 2016. ‘Catholic Missionaries in the Indochinese Highlands: The First Period (1850-1893).’ Vietnam’s Ethnic and Religious Minorities. A Historical Perspective. Engelbert, T. (ed.) 2016. Frankfurt am Main: Peter Lang.
Taylor, P. 2008, ‘Minorities at Large: New Approaches to Minority Ethnicity in Vietnam’, in Minorities at Large: New Approaches to Minority Ethnicity in Vietnam, Philip Taylor (ed.), 3-43, Singapore: ISEAS Publishing.

 

Collection contents

English: In the current version of the data corpus, it contains 13 hours of video-recorded language and 23 hours of audio-recorded language. At the moment of the first deposit in January 2023, there are 3 elicitation sessions equivalent to 1 hour of transcribed and translated Malieng into English and Vietnamese. More transcriptions and translations, along with glossings, will be upload in the following months. This collection follows the principles of progressive archiving.
The video recordings include a wide range of genres and topics, all around the Malieng life, culture and language. There are some sessions recorded in the forest which are precious, as the Malieng have always been forest people even now when they have been forced to settle outside of it. Cooking, music and singing, plant knowledge and medicinal plants, life stories, house building, crafting traditional objects, conversations about Malieng culture or quotidian life, rituals and and elicitation sessions complete the video-recorded collection.
Most of the bulk of the audio-recorded time corresponds to the elicitation of a 3000 items wordlist designed by EFEO and CNRS linguists specifically for Southeast Asia. This wordlist has been elicited with two speakers, an older male and an older female from two different villages and no direct family in common. The rest of the audio recordings correspond mainly to elicitation sessions targeting basic language typological features or with the purpose of understanding its phonology. Finally, some life stories or narratives have also been audio-recorded mostly because the speakers did not feel at ease with the camera.
The collection is also supported by some pictures taken during or outside the recording sessions. Some elicitation sessions have been inspired or performed from the Max Planck Institute fieldwork websites http://fieldmanuals.mpi.nl/ and https://www.eva.mpg.de/lingua/tools-at-lingboard/stimulus_kits.php as are cited and acknowledged in the corresponding sessions. Another elicitation session has been done following a designed targeted elicitation for another Vietnamese endangered language (Bon 2014).
References:
Bon, Noëllie, 2014, Stimuli visuels pour l’élicitation de classificateurs numéraux, Laboratoire Dynamique du Langage.

Tiếng Việt: Nội dung dữ liệu.
Phiên bản hiện tại của bộ dữ liệu bao gồm các bản ghi hình với thời lượng 13 giờ và thu âm với thời lượng 23 giờ. Vào thời điểm tháng 1 năm 2023 của bộ dữ liệu đầu tiên, có 3 phiên trích vấn tương đương với 1 giờ đồng hồ đã được chép lại thành văn bản và dịch từ tiếng Mã Liềng sang tiếng Anh và tiếng Việt. Các bản chép và dịch thuật, cùng với các bản dịch đối chiếu (glossing), sẽ được tải lên trong các tháng tới. Bộ dữ liệu này được thực hiện dựa trên nguyên tắc lưu trữ luỹ tiến.
Các bản ghi hình bao gồm các thể loại và chủ đề đa dạng, xoay quanh cuộc sống, văn hoá và ngôn ngữ của người Mã Liềng. Trong đó, những phiên ghi hình trong rừng rất có giá trị, do người Mã Liềng trước nay luôn là những cư dân của rừng, ngay cả cho đến ngày nay khi đã buộc phải định cư ngoài rừng. Ẩm thực, âm nhạc và ca hát, kiến thức trồng trọt và thảo dược, những câu chuyện cuộc sống, xây nhà, làm đồ thủ công truyền thống, các cuộc trò chuyện về văn hoá và cuộc sống thường ngày của người Mã Liềng, các lễ nghi, cùng với các phiên trích vấn là toàn bộ nội dung của dữ liệu ghi hình.
Phần lớn thời lượng của các tệp ghi âm là các phiên trích vấn cho bảng từ gồm 3000 từ được các nhà ngôn ngữ học của EFEO và CNRS thiết kế dành riêng cho khu vực Đông Nam Á. Danh sách từ này đã được sử dụng để trích vấn hai cộng tác viên, một người nam lớn tuổi và một người nữ lớn tuổi từ hai bản khác nhau và không có quan hệ họ hàng. Thời lượng còn lại của các bản ghi âm chủ yếu là các phiên trích vấn nhằm thu thập các đặc điểm loại hình học ngôn ngữ hoặc dữ liệu cho việc nghiên cứu âm vị học của ngôn ngữ này. Cuối cùng, một vài câu chuyện cuộc sống hoặc tường thuật cũng được ghi âm, chủ yếu là do cộng tác viên không cảm thấy thoải mái trước ống kính máy quay.
Bộ dữ liệu này cũng cung cấp một số hình ảnh được chụp lại trong hoặc ngoài các phiên làm việc. Nội dung của một vài phiên trích vấn lấy cảm hứng hoặc được thực hiện từ các trang web điền dã http://fieldmanuals.mpi.nl/ và https://www.eva.mpg.de/lingua/tools-at-lingboard/stimulus_kits.php của Viện Max Planck, đã được trích dẫn và ghi nhận trong các phiên tương ứng. Một phiên trích vấn khác đã được tiến hành dựa theo một bản trích vấn được thiết kế riêng cho một ngôn ngữ khác ở Việt Nam khác đang trong nguy cơ biến mất (Bon 2014).
References:
Bon, Noëllie, 2014, Stimuli visuels pour l’élicitation de classificateurs numéraux, Laboratoire Dynamique du Langage.

 

Collection history

English: This deposit originated as an ELDP-funded Small Gran Scholarship (SG0609), awarded to Albert Badosa Roldós in 2019. Due to the 2020 pandemic, the fieldwork and realization of this grant was postponed until 2022. The fieldwork took place between end of April and beginning of August of this year, as well as some weeks between October and November of the same year. As of 2023, more transcriptions, glossings and translations are expected to be upload, as well as more projects with the community are envisaged.

Tiếng Việt: Lịch sử thu thập dữ liệu
Bộ dữ liệu này được thực hiện nhờ vào nguồn học bổng Small Gran do ELDP tài trợ (SG0609) cho Albert Badosa Roldós vào năm 2019. Do tình hình đại dịch năm 2020, việc diền dã và thực hiện dự án này đã phải hoãn lại tới năm 2022. Chuyến điền dã được thực hiện trong khoảng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 8 năm này, và thêm vài tuần giữa tháng 10 và tháng 11 cùng năm. Trong năm 2023, chúng tôi hi vọng sẽ có thể cập nhật thêm nhiều bản chép lại, đối chiếu (glossing) và dịch thuật, cũng như có thể tiến hành thêm nhiều dự án với cộng đồng này.

 

Other Information

English: The Malieng language is a very homogeneous Vietic language. It has around a thousand and a half speakers scattered among 6 villages linked with family ties. Although the Vietnamese official classification groups it as a variety of the so-called Chứt language (along with Sách, Mày and Rục) (Chamberlain 2003, Sidwell 2009), it ressembles more to Maleng languages (Maleng, Maleng Brô, Maleng Kri, Bo, Pakatan and Kha languages, among other denominations) than to Mày, Sách or Rục, the three of them neighbouring Malieng. Moreover, the Malieng are people of the forest, while the Chứt are believed to have been inhabiting in caves on mountain ranges. Ferlus (1996, 1997) defends the classification of Malieng within the Maleng-Pakatan continuum after having done research in the area in 1991-1992, after having written that Malieng was to be classified with the Chứt and Arem languages (Ferlus 1989). Sidwell (2015) has preferred to expand the preexisting Chứt label into Maleng, Pakatan and other varieties spoken in Laos, grouping Malieng with Maleng, Arem, Kri and Chứt (Sách, Mày, Rục) as East Chut, and Thavung and Pakatan as West Chut. Chamberlain (2018) still classifies Malieng together with Sách, Mày and Rục, rather than with Malang, Maleng and Pakatan.
There has been intense language contact with Katuic languages, specifically Bru Khùa and Bru Vân Kiều, not forgetting the local Central Vietnamese varieties and also Standard (Hanoian) Vietnamese (Doi 1999). All Malieng know Vietnamese to some degree, and may know other languages (Lao, Khùa, Sách, Mày and/or Vân Kiều), specially men, as they often work outside of the Malieng villages for weeks or months while women tend to stay in them. The language practices of the Malieng, as well as the other minority ethnic groups of the region, are becoming less multilingual and more bilingual with Vietnamese as the uncontestably dominant language.
The 6 villages where it is spoken were created from scratch in the 1990s. Before the forced settlement of the Malieng people, a village-like structure was followed inside the forests, with semi-nomadism, slash-and-burn and hunting-gathering living strategies. Each village is lead by the chief of the village, keeping the communal organization from the time when they lived in the forest, with the addition that they must participate in the Vietnamese Communist Party activities.
The transcriptions in this collection are all in IPA, which the Malieng are not familiarized with. The Malieng use a non-standardized and spontaneous adaptation of the Vietnamese alphabet to write their language, which you can see in the acknowledgements section. Both IPA transcriptions and Vietnamese-based orthography present a high degree of (language-internal) variation, which has been transcribed as it is without any attempt to impose a form over another.
References:
Chamberlain, James R. 2003. Eco-Spatial History: a nomad myth from the Annamites and its relevance for biodiversity conservation. In: X. Jianchu, S. Mikesell (eds.). Landscapes of Diversity: Proceedings of the III MMSEA Conference, 25–28 August 2002: 421–436. Lijiang: Center for Biodiversity and Indigenous Knowledge.
Trần Trí Dõi 1999. Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, 1999, 320 tr; Xb lần thứ hai, 2000, 301 tr.
Ferlus, M. 1989. ‘Sur l’origine géographique des langues Viet-muong.’ Mon-Khmer Studies 18-19: 52-59.
Ferlus, M. 1996. ‘Langues et peuples viet-muong.’ Mon-Khmer Studies 26: 7-28.
Ferlus, M. 1997. ‘Le maleng brô et le vietnamien,’ Mon-Khmer Studies 27: 55-66.
Sidwell, P. 2009. Classifying the Austroasiatic languages: history and state of the art. LINCOM studies in Asian linguistics, 76. Munich: Lincom Europa.
Chamberlain, J. R. 2018. ‘A Kri-Mol (Vietic) Bestiary: Prolegomena to the Study of Ethnozoology in the Northern Annamites.’ Kyoto Working Papers on Area Studies No. 133. Kyoto: Kyoto University.

Tiếng Việt: Thông tin về ngôn ngữ.
Tiếng Mã Liềng là một ngôn ngữ Vietic rất thuần nhất. Ngôn ngữ này có khoảng 1500 người nói phân bố rải rác trong 6 bản làng và có họ hàng với nhau. Mặc dù bảng phân loại chính thống ở Việt Nam coi tiếng Mã Liềng như một biến thể của tiếng Chứt (cùng với tiếng Sách, Mày và Rục) (Chamberlain 2003, Sidwell 2009), nó gần gũi với các ngôn ngữ Maleng (như tiếng Maleng, Maleng Brô, Maleng Kri, Bo, Pakatan và Kha, trong các cách định danh khác) hơn là ba ngôn ngữ có họ hàng với nó – tiếng Mày, Sách và Rục. Hơn nữa, người Mã Liềng sống trong rừng, trong khi người Chứt được cho là đã sinh sống trong các hang động trên các dãy núi. Sau khi cho rằng tiếng Mã Liềng thuộc nhóm tiếng Chứt và Arem (Ferlus 1989), Ferlus (1996, 1997) lại ủng hộ quan điểm phân loại xếp tiếng Mã Liềng vào nhóm Maleng-Pakatan sau khi nghiên cứu tại khu vực này vào năm 1991-1992. Sidwell (2015) nghiêng về việc mở rộng tên gọi Chứt đã có từ trước thành Maleng, Pakatan và các biến thể khác được nói ở Lào, đồng thời nhóm tiếng Mã Liềng cùng với Arem, Kri và Chứt (Sách, Mày, Rục) thành nhóm Đông Chứt, còn tiếng Thà Vựng và tiếng Pakatan thành nhóm Tây Chứt. Chamberlain (2018) vẫn xếp tiếng Mã Liềng vào cùng nhóm với Sách, Mày và Rục, chứ không phải với tiếng Malang, Maleng và Pakatan.
Tiếng Mã Liềng đã có sự giao lưu sâu sắc với các ngôn ngữ Katuic, đặc biệt là Bru Khùa và Bru Vân Kiều, và cả các biến thể địa phương của tiếng Việt ở miền Trung lẫn tiếng Việt phổ thông (tiếng Hà Nội) (Dõi 1999). Tất cả người Mã Liềng đều biết nói tiếng Việt ở một mức độ nào đó, và có thể là cả các ngôn ngữ khác (như Lào, Khùa, Sách, Mày hay Vân Kiều), đặc biệt là đàn ông vì họ thường làm việc ở ngoài các bản Mã Liềng suốt nhiều tuần hoặc tháng, trong khi phụ nữ thường ở lại bản. Tập quán ngôn ngữ của người Mã Liềng, cũng như các dân tộc thiểu số khác trong khu vực, đang trở nên kém đa ngữ và tăng xu hướng song ngữ hơn với tiếng Việt như là ngôn ngữ chiếm ưu thể không thể bàn cãi.
Sáu bản nơi ngôn ngữ này được sử dụng được thành lập từ con số không trong khoảng những năm 1990. Trước khi người Mã Liềng bị buộc phải định cư, họ đã sống theo một tổ chức giống như bản với lối sống bán du mục, đốt nương làm rẫy và săn bắn hái lượm. Đứng đầu mỗi bản là một trưởng bản – người đã chăm lo việc giữ gìn nếp sống tập thể từ khi còn ở trong rừng, với điều kiện là họ phải tham gia các hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các bản chép lại trong bộ dữ liệu này đều được ghi âm bằng IPA và người Mã Liềng không quen với việc sử dụng nó. Người Mã Liềng phỏng theo bảng chữ cái tiếng Việt một cách không chuẩn hoá và tự phát để viết ngôn ngữ của mình. Các bạn có thể thấy cách viết này trong phần Lời cảm ơn. Cả các bản chép sử dụng IPA và dựa theo chính tả tiếng Việt đều có độ bất định (trong bản thân ngôn ngữ) lớn và chúng tôi đã cố gắng ghi lại như bản gốc mà không áp đặt bất cứ một dạng thức nào lên đó.
References:
Chamberlain, James R. 2003. Eco-Spatial History: a nomad myth from the Annamites and its relevance for biodiversity conservation. In: X. Jianchu, S. Mikesell (eds.). Landscapes of Diversity: Proceedings of the III MMSEA Conference, 25–28 August 2002: 421–436. Lijiang: Center for Biodiversity and Indigenous Knowledge.
Trần Trí Dõi 1999. Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, 1999, 320 tr; Xb lần thứ hai, 2000, 301 tr.
Ferlus, M. 1989. ‘Sur l’origine géographique des langues Viet-muong.’ Mon-Khmer Studies 18-19: 52-59.
Ferlus, M. 1996. ‘Langues et peuples viet-muong.’ Mon-Khmer Studies 26: 7-28.
Ferlus, M. 1997. ‘Le maleng brô et le vietnamien,’ Mon-Khmer Studies 27: 55-66.
Sidwell, P. 2009. Classifying the Austroasiatic languages: history and state of the art. LINCOM studies in Asian linguistics, 76. Munich: Lincom Europa.
Chamberlain, J. R. 2018. ‘A Kri-Mol (Vietic) Bestiary: Prolegomena to the Study of Ethnozoology in the Northern Annamites.’ Kyoto Working Papers on Area Studies No. 133. Kyoto: Kyoto University.

 

Acknowledgement and citation

Malieng: à hô tà ơn nhìu cả mà liềng xóm Kè, xóm Chuối, xóm Cáo, xóm Rào Tre tã bời à hô u cà nó, ù chuyện è chia xiếng mà liềng vậng hô.

English: Potential users of this collection should acknowledge Albert Badosa Roldós as the principal investigator. The Endangered Languages Documentation Programme is main the funder of this project, with some contribution from Université Sorbonne Nouvelle – Paris 3 and LaCiTo (CNRS). The uses of parts of this corpus should acknowledge by name the people who recorded, transcribed and/or translated each of the used sessions, as well as each person who participated and whose words and/or images are used. All the relevant information can be found in the metadata.

To refer to any data from the collection, please cite as follows:

Badosa i Roldós, Albert. 2023. Documentation of the Malieng language, a Vietic language spoken in the Quảng Bình and Hà Tĩnh provinces of Vietnam. Endangered Languages Archive. Handle: http://hdl.handle.net/2196/o54m9804-2479-4h8w-956s-y5n30245840f. Accessed on [insert date here].

Tiếng Việt: Tôi xin cảm ơn mọi người đã giúp tôi làm nghiên cứu ở Việt Nam năm 2022, đặc biệt là những người Mã Liềng, người dân Lâm Hóa và Hương Liên và cuối cùng là những bạn bè và đồng nghiệp ở Hà Nội, trong đó có thầy Dõi, cô Lan và em Minh. Bộ dữ liệu này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình từ họ.

To refer to any data from the collection, please cite as follows:

Badosa i Roldós, Albert. 2023. Documentation of the Malieng language, a Vietic language spoken in the Quảng Bình and Hà Tĩnh provinces of Vietnam. Endangered Languages Archive. Handle: http://hdl.handle.net/2196/o54m9804-2479-4h8w-956s-y5n30245840f. Accessed on [insert date here].

 

Powered by Preservica
© Copyright 2024